BẢO TRÌ PHANH DẢI (KIỂU PHANH CON LĂN)
.Kiểm tra độ căng của dây phanh (xem chương «lắp lại bánh xe»)
.Độ mòn của phanh tang trống đòi hỏi phải tháo tang trống ra: việc này phải được giao cho một kỹ thuật viên của xưởng kỹ thuật.
.Phanh tang trống sau khi được thay phải giống hệt như cũ để đảm bảo hiệu suất của phanh theo thiết kế đối với mỗi loại xe đạp.
16. KHUYẾN NGHỊ CHUNG VỀ BẢO TRÌ
Xe đạp của bạn cần được bảo dưỡng tối thiểu và được kiểm tra thường xuyên và phụ thuộc vào việc việc sử dụng xe của bạn: hãy tra dầu thường xuyên cho xích, hãy chải sạch các
tầng líp và các đĩa, hãy tra một vài giọt dầu vào ống dây phanh và bộ đề theo định kỳ và hãy lau sạch bụi bám vào các bộ phận bằng cao su của phanh. Hãy kiểm tra thường xuyên các
lốp xe và ghi nhận độ mòn, các vết cắt, các vết nứt, các chỗ kẹp và thay thế lốp nếu cần. Hãy kiểm tra các vành xe và chắc chắn là chúng không bị mòn quá mức, biến dạng, hư hỏng
hay nứt. Việc bảo trì xe đạp của bạn phải được tiến hành thường xuyên bởi một thợ kỹ thuật lành nghề.Khung xe, phuốc và toàn bộ các bộ phận phải được kiểm tra thường xuyên bởi
Trung tâm Dịch vụ Hậu Mại b'Twin của chúng tôi để tìm ra các dấu vết hao mòn và/hoặc hư hại tiềm tàng (nứt, ăn mòn, vỡ...) . Đó là những kiểm tra về an toàn quan trọng để tránh
nguy cơ bị tai nạn, bị thương thân thể và để đảm bảo tuổi thọ của xe đạp của bạn.
17. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHỤ TÙNG CHÍNH HÃNG
Khi thay thế các bộ phận, cần phải sử dụng các phụ tùng chính hãng nhằm duy trì hiệu suất và khả năng vận hành tốt của
xe đạp. Việc này phải do một thợ cơ khí lành nghề thực hiện.
Chú ý !
Khi thay thế bàn đạp, bánh xe, lốp xe, cái chắn bùn hoặc đùi xe, khoảng cách tối thiểu giữa đầu mút của bánh xe hoặc cái
chắn bùn và trục của bàn đạp phải lớn hơn các chỉ dẫn ở trên.
Khoảng cách tối thiểu D
D>89 mm đối với xe đạp đường trường và xe đạp trẻ em D>100 mm đối với xe đạp địa hình và xe đạp thành phố và dã ngoại
18. BẢO DƯỠNG VÀNH CỦA BÁNH XE
Cũng giống như tất cả các bộ phận bị hao mòn, vành xe phải được kiểm tra thường xuyên. Nếu bạn nhận thấy một sự bất thường (mòn bất thường hoặc biến dạng), hãy nhờ một thợ cơ
khí lành nghề và có kinh nghiệm kiểm tra xe đạp của bạn. Nếu vành xe của bạn có những dấu hiệu bị hao mòn, hãy kiểm tra và thay thế vành xe nếu cần thiết. Nếu độ dày của thành
của vành xe bị giảm, điều này có thể làm cho lốp không được giữ chắc và dẫn đến nguy cơ bị thương.
19. CÁC PHỤ TÙNG THAY THẾ PHÙ HỢP (LỐP, SĂM, CÁC BỘ PHẬN MA SÁT CỦA PHANH, CÁC BỘ PHẬN CỦA
HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG)
Khi thay thế các bộ phận, hãy sử dụng phụ tùng chính hãng. Việc này phải do một thợ cơ khí lành nghề thực hiện.
20. PHỤ TÙNG
Việc bảo dưỡng và thay thế các phụ tùng được đề xuất phải được thực hiện bởi một thợ cơ khí lành nghề. Việc sử dụng ghế chở trẻ em hoặc giá đèo hàng và gắn chúng trên gióng xe bị
cấm đối với xe đạp bằng sợi các-bon.
Xe đạp thành phố và
giải trí
Ghế chở trẻ em
CÓ
Giá đèo hàng
CÓ
Để chắc chắn về tính tương thích, hãy vui lòng liên hệ với một kỹ thuật viên lành nghề.
Đối với các bánh xe bằng sợi các-bon, hãy bơm căng lốp với áp suất tối đa được ghi trên vành chứ không phải là áp suất tối đa ghi trên lốp. Lưu
ý, vành xe bằng sợi các-bon có thể bị mòn mà không nhìn thấy được, trong trường hợp nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến của một kỹ thuật viên
lành nghề. Vành xe bằng sợi các-bon có thể có áp suất tối đa khác và thấp hơn với áp suất của lốp xe; nên bơm căng lốp theo áp suất tối đa
thấp nhất được ghi trên vành xe hoặc lốp xe.
Xe đạp địa hình
CÓ
CÓ
Xe đạp đường trường
xe đạp bmx
CÓ
KHÔNG
CÓ
KHÔNG
334
Xe đạp trẻ em
Thanh niên
KHÔNG
KHÔNG
CÓ
CÓ